Blogs-Seminar

Seminar

Post details

Organize a meeting to share the company’s orientation

Posting time: 15:25, 20/07/2022

1. Một vài yếu tố tạo nên văn hóa Nhật

Xuất phát từ điều kiện địa lý
Xuất phát từ điều kiện thiên nhiên
Tâm học Thạch Môn
Tâm học Thạch Môn

Ishida Baigan là ông tổ của nền Tâm học Thạch Môn. Vậy Tâm học Thạch Môn là gì? Là “Cái học về cõi tâm (lòng người) của học phái Ishida”. Thời nay thì ít ai biết tới, chứ trong khoảng thời gian từ hậu bán của thời đại Edo cho tới đầu thời Duy tân Minh Trị, thì những trường dạy cái học này, gọi là “Trường luyện Tâm học,” xuất hiện ở khắp nước Nhật, đã trở thành một tổ chức tu dưỡng tinh thần có thế lực to lớn. Võ sĩ Samurai và phiên chúa cũng theo học, nhưng với sự giảng dạy cái tinh thần liêm khiết, cần mẫn, Tâm học Thạch Môn đã lan rộng cả trong thường dân, và đẻ ra cái triết lý dân gian là “cần cù và tiết kiệm.”

Triết lý dân gian do Tâm học Thạch Môn truyền bá, không những đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cái ý thức thẩm mỹ, cái quan niệm đạo đức, cái dạng thức sinh hoạt hay phép đánh giá con người của người Nhật ngày nay, mà còn để lại vết tích to lớn trong sự quyết định cái quan niệm cần lao, cái phép đánh giá sản phẩm, cái hình thái của thị trường sản phẩm tiêu dùng độc đáo của Nhật bản nữa. Ngày nay, trong những cục diện mà sự cọ sát mậu dịch, thể chất đắt đỏ của thị trường Nhật Bản, đã trở thành những vấn đề rắc rối, thì người ta đều thấy xuất hiện cái ảnh hưởng của Tâm học Thạch Môn dưới nhiều hình thức khác nhau. Xem như vậy, thì Ishida Baigan, tổ sư của Tâm học Thạch Môn, không thể không được coi là một trong những người đã lập ra nước Nhật được.

Câu Chuyện Hồi Nhỏ

Baigan chịu ảnh hưởng sâu đậm từ người cha của Baigan. Ông là người hết sức thật thà. Khi Baigan còn nhỏ, đi lượm hạt dẻ ở núi đem về, thì người cha hỏi: “Hạt dẻ đó rơi ở bên trái hay bên phải đường ranh giới?” Khi nghe cậu bé trả lời “bên trái,” ông liền nói: “Ðó là hạt dẻ của người khác rơi xuống, lăn sang đất nhà ta. Vậy phải đem trả về chỗ cũ ngay.” Rồi ngay nửa đêm, ông bắt cậu Baigan phải đem trả về núi. Câu chuyện này còn lưu truyền tới ngày nay. Chính cái giáo dục nghiêm khắc này đã một phần làm cho Baigan trở thành con người hết sức nghiêm túc, thật thà. Lời cha bảo không được nói xấu nhà chủ, đã khiến Baigan dấu cha nhiều năm không nói ra việc chủ nhà đã phá sản. Thật là sự thật thà nghiêm túc hiếm có.

Năm 1692, lên tám tuổi, Baigan đã phải đi ở đợ làm tiểu đồng cho một nhà buôn bán quần áo ở kinh đô Kyoto. Trước khi đi ở đợ, Baigan đã được cha dặn dò rằng: “Ði ở thì phải coi trọng chủ nhà như cha mẹ. Không được làm gì bêu xấu chủ nhà.” Nhớ lời dặn đó, Baigan đã không trở về xứ sau khi nơi ở đợ đã bị phá sản. Ngược lại, Baigan nấn ná ở lại, làm phu lấy tiền nuôi chủ nhà. Chuyện này đến tai người mối đã giới thiệu nơi ở đợ, nên năm 15 tuổi, Baigan được cha mẹ đón về quê quán. Baigan như vậy đã sống cuộc đời gian khổ ở tuổi thiếu niên, nghĩa là phải đi ở đợ, rồi vì chủ nhà bị phá sản, nên phải đi làm phu nuôi chủ nhà trong những năm phồn vinh của thời Genroku, từ niên hiệu Genroku năm thứ năm tới năm thứ 12. Chịu đựng được như vậy quả đã chứng tỏ cái bản tính khác thường của Baigan vậy.

Con Đường truyền bá tư tưởng

Năm 1729, ở tuổi 45, ông đã mở trường dạy học ở phường Kurumaya, kinh đô Kyoto. Nói là mở trường, song lúc đầu chẳng có học trò nào cả. Trước hết, ông phải ra đứng đầu đường, thuyết giáo cho người qua đường nghe cái suy nghĩ của bản thân mình. Ngày đầu tiên diễn thuyết như vậy chỉ có một nông phu tay cầm một củ cải, đứng nghe thôi. Ngày nay, hình thức thuyết giáo này gọi là diễn thuyết đầu đường.

Trong khoảng thời gian từ hậu bán của thời đại Edo cho tới đầu thời Duy tân Minh Trị, thì những trường dạy cái học này, gọi là “Trường luyện Tâm học,” xuất hiện ở khắp nước Nhật, đã trở thành một tổ chức tu dưỡng tinh thần có thế lực to lớn. Võ sĩ Samurai và phiên chúa cũng theo học, nhưng với sự giảng dạy cái tinh thần liêm khiết, cần mẫn, Tâm học Thạch Môn đã lan rộng cả trong thường dân, và đẻ ra cái triết lý dân gian là “cần cù và tiết kiệm.”


Other news

Organize a company orientation sharing session

2NF participates in the Seminar on High Quality Education

2NF as judge of Robocon “HUS RACING” 2020