LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP
Mục lục
1. Mục đích
Hiện nay giáo dục kiến thức ở Việt Nam khá phát triển, không kém nhiều so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên về giáo dục kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng mềm cho người đi làm gần như không có, hoặc nếu có thì cũng không được chú trong, không được thực hiện bài bản. Vì vậy, người lao động Việt Nam thường bị đánh giá không tốt về thái độ, phong cách, ý thức làm việc. Thể hiện ở những vấn đề như:
– Ý thức coi trọng chữ TÍN chưa cao.
– Ý thức trách nhiệm chưa cao. Có những lúc cần phải giải quyết công việc xong trong ngày thì lại bỏ việc lại về sớm. Làm hết giờ chứ chưa làm hết việc.
– Tinh thần cầu tiến chưa cao, tinh thần học hỏi chưa cao. Ít người chủ động học hỏi thêm công nghệ mới, kiến thức mới.
– Chưa có tinh thần kaizen, dự án làm nhiều phase thì các phase sau cũng chưa được tốt hơn các phase trước. Một lỗi có thể lặp đi lặp lại nhiều lần mà chưa rút kinh nghiệm.
Vì vậy, 2NF luôn thực hiện đào tào về Lương tâm nghề nghiệp cho nhân viên mới vào công ty, đặc biệt là các bạn mới ra trường, nhằm giúp mỗi nhân viên có tinh thần, ý thức làm việc tốt hơn, từ đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, làm hài lòng khách hàng hơn nữa.
2. Lương tâm là gì?
Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình.
Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.
Con người mà không có lương tâm cũng như thuyền không lái, như ngựa không cương, như vật vô tri vô giác. Lương tâm ví như một vị Thẩm phán để xét qua hành động của con người, như: tội, phước, tiến, thối. Vậy nên lương tâm giúp cho con người biết làm cái bổn phận đối với nhân sinh xã hội.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%C3%A2m
3. Lương tâm nghề nghiệp
Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm người cũng như giá trị động lực của lao động.
Nguồn tham khảo: http://philosophi.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Dao-duc-hoc-My-hoc/Ve-dao-duc-nghe-nghiep-193.html
4. Ý Thức
- Ý nghĩa của cụm từ “Ý thức” ở đây bao gồm các nội dung:
- Nhận thức (nhận biết một cách có ý thức) về trách nhiệm của mình
- Nhận thức về việc mình phải nhận trách nhiệm này
- Dựa trên lòng tự trọng hoặc dựa trên lợi ích của Bản thân, ra quyết định nhận trách nhiệm đó một cách có ý thức
- Thực thi trách nhiệm một cách có ý thức
5. Trách Nhiệm
- Trách nhiệm của một người là việc người đó phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời (kể cả có ý thức hoặc vô ý thức). Nếu không hoàn thành trách nhiệm là mắc lỗi, và người đó phải gánh chịu hậu quả không tốt xảy ra do lỗi đó của mình.
- Ý thức trách nhiệm trong công việc
Ý thức trách nhiệm (hay tinh thần trách nhiệm) là việc:
+ Nhận thức được mình phải đảm bảo kết quả xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời.
+ Nhận thức về việc nếu không hoàn thành công việc đó thì mình là người có lỗi và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
+ Một cách có ý thức: ra quyết định nhận trách nhiệm đó dựa trên lòng tự trọng hoặc dựa trên lợi ích của bản thân.
+ Thực thi công việc một cách có ý thức để đảm bảo kết quả đó phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời.
+ Nhìn bề ngoài thì ý thức trách nhiệm có nhiều loại như: ý thức trách nhiệm với bản thân; ý thức trách nhiệm với người khác; ý thức trách nhiệm với gia đình; ý thức trách nhiệm với công việc; ý thức trách nhiệm với tổ chức; ý thức trách nhiệm với pháp luật; ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; ý thức trách nhiệm với đất nước; ý thức trách nhiệm với loại người…..
+ Tuy nhiên về mặt bản chất thì tất cả đều là những biểu hiện khác nhau của ý thức trách nhiệm với bản thân.
+ Đa số mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần đi làm đúng giờ, tan sở đúng giờ, không đi muộn, không về sớm đã là có trách nhiệm với công việc của mình, mỗi tháng đã có thể yên tâm lĩnh lương. Nhưng thực ra yêu cầu về ý thức trách nhiệm đối với công việc rất nghiêm khắc. Một người dù làm bất cứ công việc gì, cũng nên có ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình.
+ Ý thức trách nhiệm và trách nhiệm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trách nhiệm là một sự phụ trách và đảm đương một nhiệm vụ nào đó, còn ý thức trách nhiệm là thái độ của một người với công việc và công ty của họ.
+ Mức độ ý thức trách nhiệm của một người quyết định mức độ thái độ của anh ta làm việc, đồng thời cũng quyết định thành tích công việc của anh ta.
+ Khi có được ý thức trách nhiệm cao trong công việc, con người ta có thể học được từ công việc nhiều kiến thức mới, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và cũng từ đó tìm thấy niềm vui.
+ Để làm rõ ý nghĩa của khái niệm “ý thức trách nhiệm”, trước hết chúng ta hãy làm rõ ý nghiã của hai cụm từ: “Trách nhiệm” “Ý thức”.
+ Trách nhiệm trong công việc của người nhân viên có được là nhờ họ ý thức được (trách nhiệm của mình trong công việc). Trách nhiệm của họ ở đây không phải chỉ là trách nhiệm với cấp trên, với đồng nghiệp mà trước hết là trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Sở dĩ như vậy là bởi vì họ ý thức được vai trò là người chủ công việc của chính mình. Mình chính là người chủ có quyền ra quyết định tham dự tổ chức này hay tổ chức khác, có quyền lựa chọn công việc này hay công việc khác. Tất cả đều là sự lựa chọn của mình cho nên mình phải có trách nhiệm đối với nó. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, trách nhiệm với những gì mà mình đã cam kết.
+ Hình ảnh về một người không giữ lời hứa, không giữ cam kết là một hình ảnh không đẹp, nếu không nói là rất xấu. Nếu mình không có trách nhiệm thì tức là mình đang làm tổn thương lòng tự trọng của chính mình, đang làm hình ảnh của mình xấu đi trước hết là trong mắt mình và sau đó là xấu đi trong mắt người khác. Đây chính là căn bản của vấn đề ý thức trách nhiệm với công việc. - Ý Thức Trách Nhiệm Với Tổ Chức
+ Khác với ý thức trách nhiệm với công việc là chỉ nhận trách nhiệm với những gì mình cam kết, ý thức trách nhiệm với tổ chức đạt đến mức độ trách nhiệm cao hơn. Đó là việc người nhân viên tự đặt ra cho mình trách nhiệm với cả những điều mình không cam kết. Có những sự việc không ai yêu cầu họ phải làm hay phải thực hiện, nhưng họ vẫn làm và tự thấy mình phải có trách nhiệm với những công việc đó. Những công việc đó thường là những sự hỗ trợ đồng nghiệp, đề ra những sáng kiến, ý kiến đóng góp cho cấp trên để công việc được tốt hơn.
+ Những việc đó phát sinh khi người nhân viên không chỉ quan tâm đến kết quả trong phần việc của mình mà còn quan tâm đến kết quả chung của tổ chức, của công ty mình đang làm. Họ ý thức được sự gắn kết giữa quyền lợi cũng như lợi ích của tổ chức, của công ty với lợi ích của bản thân. Trong một số trường hợp, họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích của công ty, vì họ thấy rõ việc bảo vệ lợi ích của công ty cũng chính là bảo vệ lợi ích cá nhân của mình. Họ thấy rõ đây chỉ là hi sinh cái nhỏ để bảo vệ cái lớn mà thôi.
Nguồn tham khảo: http://japan.vietnamworks.com/magazine/120115-6-duc-tinh-cua-nguoi-nhat-59